Để trẻ khỏe mạnh và thành công trong tương lai, hãy cho trẻ học môn thể thao này ngay từ bây giờ

Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn bao bọc cho con cái mình bằng cách giữ trẻ ở nhà, ngồi hàng giờ trước tivi, máy tính, mà không hề nghĩ đến việc cho con tham gia tập luyện võ thuật - một "liều thuốc" cực kỳ hữu ích cho việc phát triển thể chất, tinh thần và các kỹ năng sống cần thiết cho tương lai

"Con mình người yếu thế này làm sao mà cho học võ được"

"Con mình còn nhỏ thế này thì biết gì mà đi học võ !" 

"Cho con học võ sớm làm gì ? Để sau này ra đường nó đánh người chắc"

"Học võ thì để làm gì ? Có giúp gì cho tương lai của con tôi không ?"

Trên đây là những câu nhận xét tôi nhận được từ các bình luận trên diễn đàn võ thuật hay từ  trực tiếp các bậc phụ huynh khi họ đến hỏi thăm về võ đường Triệt Quyền Đạo Việt Nam. Trước tiên, là một người từng được cha mẹ cho đi học võ từ nhỏ, và cũng là một người cha, tôi xin khẳng định những quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm. Bài viết sau sẽ chỉ ra những lợi ích không ngờ của tập luyện võ thuật đối với trẻ nhỏ trong việc phát triển cơ thể và xây dựng nhân cách.

1. Sức Khoẻ

Về thể chất, tập luyện thể thao, đặc biệt là võ thuật giúp cơ thể trở nên linh hoạt, sức bền tốt, thúc đẩy sự trao đổi dinh dưỡng, mang lại cho trẻ một sức khỏe tốt để học tập và giải trí.

Thông qua những động tác võ thuật như nhảy, bậc, đá, đấm, giãn cơ… sẽ kích thích các cơ quan trong cơ thể như phổi, tim, xương khớp làm quen với nhịp độ vận động mạnh, từ đó thể lực của trẻ sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Bên cạnh đó, quá trình tập luyện đòi hỏi các tế bào trong cơ thể phải làm việc nhiều hơn, giúp tăng cường khả năng trao đổi chất, đây chính là phương thuốc giúp trẻ hay ăn chóng lớn một cách tự nhiên đầy hiệu quả. Ngược lại, việc để cho trẻ nhỏ ngồi chơi các thiết bị công nghệ hàng giờ sẽ gây ra các bệnh lý về béo phì, xương khớp cũng như các tật khúc xạ. 

2. Khả năng điều khiển cảm xúc (EQ)

EQ là chỉ số điều khiển cảm xúc của con người, trong các nghiên cứu gần đây, EQ thậm chí còn được đánh giá là đóng vai trò quan trọng hơn chỉ số thông minh (IQ) trong sự thành công của một người. Học võ thuật giúp cho trẻ kiểm soát tốt cảm xúc của mình, làm quen với những cảm xúc hồi hộp, lo lắng, bồi đắp nên sự tự tin, lạc quan cho trẻ trước những khó khăn mà trẻ gặp phải trong cuộc sống.

Một điều không thể thiếu trong tập luyện võ thuật đó là sự va chạm vật lý, tính đối kháng rất cao trong những buổi tập: đó có thể là những lần phải tập đỡ những cú đánh của thầy, hay cũng có thể là những trận đấu với các môn sinh khác. Ban đầu các trẻ còn nhút nhát, sợ sệt, tuy nhiên, với sự động viên từ các võ sư, HLV dần dần trẻ sẽ biết kiểm soát các cảm xúc của mình và tự tin khi đối mặt với những điều đó. Việc làm quen với sự đối kháng hình thành nên bản lĩnh, sự tự tin, tinh thần không ngại va chạm ở trẻ nhỏ, không bỏ chạy mà là đối đầu để giải quyết mọi vấn đề, đây cũng là điều cần thiết cho sự trưởng thành của các trẻ khi lớn lên.

3. Kỹ Năng Tự Vệ

Ngày nay, các hành vi Xâm Hại Thân Thể, Bạo Lực Học Đường ngày càng diễn ra phổ biến và tính chất ngày càng trầm trọng, đặc biệt là với trẻ em. Không phải lúc nào Ba vs Mẹ cũng có thể ở bên cạnh để hỗ trợ và trông chừng các con được, vì vậy, việc cho trẻ rèn luyện các kỹ năng tự vệ là rất cần thiết. Điều này giúp trẻ có khả năng tự bảo vệ bản thân mình khi không có người lớn ở bên cạnh.

Hiện nay, các lớp học võ thuật cho trẻ cũng đã bắt đầu chú trọng đến kỹ năng tự vệ trong các tình huống cụ thể như khi bị xâm hại, khi bị ôm từ phía sau... Đặc biệt, ở võ phái Triệt Quyền Đạo Việt Nam, các võ sư, HLV không chỉ dạy cho trẻ các kỹ năng tự vệ và còn phổ biến cho trẻ cách xử lý khi bị rơi vào tình huống nguy hiểm.

4. Rèn luyện nhân cách

Việc tập luyện võ thuật không chỉ là rèn luyện về thể chất mà còn là quá trình rèn luyện nhân cách: Đạo Đức, Ý thức, Kỷ Luật và Kiên Trì.

Bên cạnh những kỹ năng Võ Thuật, người Thầy dạy Võ Thuật cũng là những người ảnh hưởng trực tiếp tới các học trò rất nhiều trong cuộc sống. Thông qua Võ Thuật, họ sẽ giảng dạy cho các bé về  Đạo Đức và những Trách Nhiệm của các con trong cuộc sống hàng ngày. 

Võ đường là nơi học tập của rất nhiều các môn sinh với các lứa tuổi khác nhau, việc để cho trẻ tham gia tập luyện và sinh hoạt trong võ đường cũng chính là cho trẻ tham gia vào một xã hội thu nhỏ. Ở đó, trẻ sẽ được tiếp xúc với thầy, với những sư huynh, sư đệ, vì vậy điều đầu tiên trẻ sẽ phải học chính là tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới, cùng nhau chia sẻ những công việc chung của lớp.  Đây là điều cần thiết để các trẻ hoà nhập vào tập thể trong tương lai.

Bên cạnh đó, bản thân các con sẽ có Ý Thức trong tập thể  và tinh thần Kỷ Luật  rất rõ ràng vì các con không thể đi ngược lại dòng sông được, sẽ có những sư huynh sư tỷ sẽ là những người gần kề nhất để luôn hướng dẫn các sư đệ mới đến những điều chuẩn mực của Võ Đường.

Võ thuật góp phần bồi đắp nên đức tính kiên trì ở người học võ. 

Võ thuật không phải mì ăn liền, nó đòi hỏi sự Kiên trì trong tập luyện, nó không có chỗ cho những kẻ lười biếng, bỏ dở giữa chừng và ảo tưởng. 
”Cao nhân tất hữu cao nhân trị, núi này cao có núi khác cao hơn”.
Kiên trì cũng là đức tính quan trong để các trẻ trang bị trong cuộc sống tương lai, làm việc gì cũng phải làm tới nơi tới chốn, chứ không phải là làm việc thấy khó quá rồi bỏ không làm nữa, cuối cùng là chẳng làm được việc gì cả.

5. Kỹ năng làm nên sự thành công trong tương lai

Yếu tố làm nên sự thành công trong tương lai của một người đó là khả năng chịu đựng áp lực và nỗ lực khẳng định bản thân.

Võ thuật tự vệ đối kháng thường mang lại cho thân thể những đau đớn về thể xác khi thi đấu, yêu cầu các trẻ phải rèn luyện ý chí, khả năng chịu đựng của bản thân để có thể chịu đòn và tìm thời điểm để phản công dành chiến thắng. Điều này cũng rất tốt cho các con trong tương lai, khi cuộc sống Học Tập, Gia Đình, Bạn Bè, Công Việc mang lại nhiều những Áp Lực vs Sự Ức Chế, nếu khả năng chịu đựng Áp Lực của không có, sẽ dẫn tới những tư tưởng không lành mạnh và gục ngã trong cuộc sống. 

Võ thuật còn dạy cho trẻ biết rằng muốn khẳng định bản thân mình trong một tập thể thì cần phải nỗ lực hơn những người khác. Võ thuật suy cho cùng là một môn thể thao đối kháng, ở trong đó, nếu muốn thắng đối thủ thì bạn cần phải tập luyện chăm chỉ hơn đối thủ của mình. Việc tổ chức cho trẻ các trận thi đấu giao hữu là cách để trẻ biết mình đang ở đâu, trẻ sẽ học được cách chấp nhận thất bại và nỗ lực tập luyện để vươn lên trong lần sau. Vì chỉ có sự nỗ lực cố gắng mới giúp trẻ vươn lên giành chiến thắng và khẳng định cái Tôi của chính mình. Cuộc sống sau này cũng vậy, nếu như các con không biết vươn lên trong một tập thể Tập Đoàn,Công ty, Trường học... thì sự Thành Công chắc chắn sẽ ko bao giờ tới.

Trên đây là những ý kiến chủ quan trên tư cách là một người Thầy giảng dậy Võ Thuật nhiều năm của mình, mong các bạn góp ý thêm và chia sẻ nếu cảm thấy đúng. 

 

Thông báo

Quảng cáo

Video nổi bật