Nguồn gốc côn nhị khúc và các quy định pháp luật về sử dụng côn nhị khúc

Côn nhị khúc là binh khí võ thuật được rất nhiều người ưa chuộng tập luyện và sử dụng trong võ thuật. Tuy nhiên cần nắm rõ về nguồn gốc và những quy định của pháp luật để có thể sử dụng côn nhị khúc đúng cách nhất.

Tìm hiểu về Nunchaku- côn nhị khúc

Có thể bạn đã nhìn thấy đâu đó trên facebook cụm từ Nunchaku mà bạn bè hay sử dụng đính kèm theo tên nick rồi phải không? Nó có nghĩa là côn nhị khúc  hoặc tên gọi khác là côn hai khúc, song tiết côn- một binh khí thịnh hành trong môn võ karatedo của Nhật Bản

Sau đây mình sẽ nói sơ lược qua về nguồn gốc và cấu tạo côn nhị khúc để các bạn nắm rõ nhé

1. “NUNCHAKU” là cách đọc theo phiên âm tiếng Nhật
Côn nhị khúc là một dạng đoản côn gồm hai khúc được nối lại với nhau bởi một đoạn dây mềm có độ dài không theo khuôn mẫu. Trước kia nó được  sử dụng thịnh hành trong môn võ Karatedo của Nhật Bản nhưng hiện nay, một phần do sự giao thoa tiếp thu giữa các môn phái khác nhau mà loại binh khí này đã được rất nhiều môn sinh của các võ phái khác lựa chọn để luyện tập và tự vệ.

Nhiều người sau khi xem phim võ thuật của Lý Tiểu Long thì thường nhầm tưởng rằng nguồn gốc côn nhị khúc là từ Trung Quốc. Thực ra, binh khí này Lý Tiểu Long được một người đồng môn trước kia từng theo học môn võ karate chỉ dạy và trên màn ảnh nó đã trở thành vật khuếch trương cho thương hiệu Lý Tiểu Long rất nhiều. Côn nhị khúc chắc chắn vẫn có trong các võ phái cổ truyền Trung Hoa nhưng không thịnh hành, các võ sinh thường tập côn tam khúc hoặc roi nhiều đốt nối với nhau bằng dây mềm (loại 7 khúc hoặc 9 khúc). Ai từng xem bộ phim Hoàn Châu Cách Cách có thể hình dung được loại roi nhiều đốt này khi cô nàng Tiểu Yến Tử thể hiện tài nghệ của mình.

Có một số binh khí của võ thuật Trung Quốc với dạng một khúc dài hơn, một khúc ngắn nối liền với  nhau bằng dây mềm hoặc dạng 3 khúc dài ngắn khác được gọi tên là song hổ vĩ côn (tức loại côn có hình dạng giống đuôi hổ).

Theo lời kể của người dân vùng Okinawwa- một tiểu vương quốc bị người Nhật cai trị và đàn áp bằng tô thuế nặng nề thì nguồn gốc của côn nhị khúc (nunchaku)  được làm từ hai thanh tre hay gỗ buộc dây ở đầu, dùng cuộn bó lúa khi đập lúa. Sở dĩ đây là một thứ vũ khí phổ biến vì thời đó kim loại sản xuất còn hiếm và bị kiểm soát bởi những kẻ cai trị nên từ vật dụng sản xuất mà nunkacha đã thịnh hành trở thành binh khí có tính sát thương cao tron võ thuật

2. Cấu tạo côn nhị khúc
Như trên mình đã nói thì có rất nhiều các loại côn như tam khúc,côn  roi, và phổ biến nhất là côn nhị khúc.
Côn nhị khúc thuở ban đầu chỉ là hai thanh tre hoặc gỗ hình tròn hoặc hình chữ nhật có chiều dài bằng nhau, được gắn kết bởi một đoạn dây mềm thật chắc. Ngày nay, dựa trên nguyên mẫu cũ,
con nhị khúc có kiểu dáng rất đa dạng xoay quanh vật thể là hai thanh côn: hình chữ nhật mài mòn 4 cạnh sắc, hình tròn, hình tròn bán nguyệt, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, … Tuy nhiên với tùy mục đích sử dụng mà người dùng lựa chọn các loại hình dáng này. Thường, khi muốn tạo độ sát thương cho đối thủ cao thì người ta sử dụng thân côn có cạnh hình lục giác hoặc bát giác, vừa có tính độc- lạ, lại không quá trơn tuột khi cầm.
Chiều dài của mỗi đoạn côn không cố định, tùy theo sở thích của từng người mà lựa chọn loại
côn nhị khúc với kích thước vừa cầm và dễ sử dụng nhất

Qui định của Pháp Luật về sử dụng Côn Nhị Khúc

Kiếm, mã tấu, côn nhị khúc, côn tam khúc, đao, gậy, cung tên, dao găm… đều là những binh khí được sử dụng trong tập luyện võ thuật, có người thắc mắc là mang theo côn nhị khúc bên mình khi ra đường, nếu bị cảnh sát giao thông hoặc cảnh sát cơ động phát hiện thì có sao không?
Những bạn học võ thường sẽ sử dụng các loại binh khí trong luyện tập và hay mang theo bên mình khi đi tập. Ví dụ bạn có lỡ cầm theo một cây mã tấu hoặc dao găm bên mình khi đến sân bay hoặc bến xe công cộng thì hẳn sẽ gặp chút rắc rối vì đây là những vật dụng được quy vào vũ khí thô sơ, nó chỉ được phép lưu giữ và vận chuyển để phục vụ mục đích quân sự, luyện tập, thi đấu thể thao, triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm. Hoặc nếu như bạn đi tập võ về trên đường lúc đêm, có mang theo côn bên mình, bất ngờ bị cảnh sát cơ động “hỏi thăm” thì sẽ ra sao?
Liệu hai tình hướng trên bạn có bị xử phạt không?
Xin trả lời là về việc lưu trữ, vận chuyển vũ khí thuộc danh mục chịu sự quản lý của pháp luật, nếu bạn đi theo đoàn thể thao, được ủy quyền có giấy phép của pháp luật, thì những vũ khí này đã được cho phép, chắc chắn sẽ không bị phạt xử lý.

Trước đây, theo như Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 quy định thì Côn nhị khúc nằm trong danh sách những loại vũ khí thô sơ và bị xử phạt hành chính khi lưu hành. Tuy nhiên, căn cứ Pháp lệnh số16/2011/UBTVQH12 (được dựa trên cơ sở Nghị quyết số 31/2009/QH12 và Nghị quyết số 51/2001/QH10) đã được Chủ Tịch Quốc Hội  Nguyễn Phú Trọng ký ngày 30/6/2011 sửa đổi lại, ghi rõ:
Pháp lệnh về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định các hành vi bị nghiêm cấm, đó là:
+  Cá nhân sở hữu vũ khí
+  Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
+  Lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Những loại vũ khí không nằm danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng thì sẽ được phân thành mục riêng. Và Nghị định này cũng ghi rõ: “Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ”. Trong các loại vũ khí được liệt kê trong khoản 4, Điều 3, Nghị quyết số16/2011/UBTVQH12 trên không cho côn nhị khúc là vũ khí thô sơ.

Như vậy là nếu trước thời điểm ban hành Nghị định số 16/2011 thì việc bạn mạng theo côn nhị khúc hoặc các loại côn khác bên mình là vi phạm và sẽ bị xử phạt. Thế nên mới có những trường hợp dở khóc dở cười khi một “hiệp sĩ” bắt cướp thành phố Hồ Chí Minh bị công an thu giữ côn nhị khúc. Còn bây giờ việc mang côn theo người không nằm trong danh mục quản lý sử dụng vũ khí nữa. Tuy nhiên việc mang côn hay kiếm vì mục đích gây thương tích, đe dọa tính mạng người khác thì vẫn sẽ liệt vào hành vi vi phạm pháp luật

Thông báo

Quảng cáo

Video nổi bật